[Nha Trang] Rview WIFI: TPLink 740N, Totolink EX200, Tenda N300, Open-Mesh OM2P-HS , Xiaomi Nano, UniFi AC Lite

Chào anh em!

Hồi trước mình có làm bài viết về khả năng chịu tải của bộ phát wifi rồi, bây giờ là bài viết về độ phát sóng mạnh yếu của các bộ phát wifi, và độ ổn định trong quá trình phát sóng wifi :D

Xem thêm: Đã có kết quả về khả năng chịu tải trung bình của Wifi Xiaomi Router 3 loại 4 râu ở quán cafe

Lâu nay, anh em hay thắc mắc là bộ phát wifi nào mạnh nhất, đáng mua nhất?

Hôm nay, mình có review cả bộ phát Xiaomi Wifi Nano, Xiaomi Wifi Router 3 loại 4 râu luôn.

Ngoài ra, mình sẽ review một số bộ phát wifi giá rẻ, như bộ phát Totolink EX200, và Tenda N300, TPLink TL-WR740N xem có mạnh không?

Không những thế, còn có bộ phát wifi chuyên dụng của Open-Mesh OM2P-HS giá tầm 3.5 triệu , và UniFi AP AC Lite giá tầm 2.5 triệu tham gia bài review này luôn :D

tu_van_wifi_Nha_Trang.jpg (1000×654)




Vài điều lưu ý trước khi đọc tiếp:

1. Kết quả này là mình kiểm tra thực tế với điều kiện nhà mình, với những bức tường ở nhà anh em, độ dày khác nhau, kết quả sẽ khác nhau.

2. Kết quả này chỉ đúng với thiết bị được kể tên, không nói chung chung tất cả dòng sản phẩm.

ví dụ: Với TP-Link có nhiều dòng sản phẩm, thì thiết bị mình sử dụng ở đây là loại TL-WR740N, và mình nói tới thực tế TL-WR740N, không nói tới những sản phẩm khác của TP-Link, vì mình không nói những gì không chắc chắn.

3. Nhiều bất ngờ sau khi anh em xem xong bài thử nghiệm thực tế này.

4. Mình không trưng biểu đồ hình sin, vì bản chất của sóng wifi là thay đổi liên tục, không cố định, nên nếu ai review mà trưng cái hình sin như ở dưới là họ đang muốn lừa gà :D

Khong_trung_so_lieu_1.jpg (620×791)

5. Mình cũng không trưng số liệu như hình dưới, vì bản chất của wifi là dao động liên tục, không cố định được, nếu ai mà chụp hình dưới với số liệu, rồi nói mạnh yếu, là họ đang có ý định lừa gà :D

Khong_trung_so_lieu_2.jpg (1071×711)

6. Chỉ có 2 bộ phát wifi có cả tần số 2.4GHz và 5Ghz là Xiaomi Router 3 loại 4 râu và UniFi AP AC Lite

7. Khi phát sóng ở tần số 5GHz, thì băng thông cao hơn 2.4GHz, nhưng mức độ xuyên tường sẽ kém hơn. Đây là định luật vật lý rồi :D

8. Dù là bộ phát Wifi chuyên dụng hay dân dụng, khoảng cách chênh nhau chỉ ở mức độ tương đối, muốn mạnh và ổn định, thì phải dùng Repeater hoặc kéo dây làm thêm 1 bộ phát wifi nữa :D Chứ nghe theo mấy lời tư vấn trên mạng, thì chỉ phí tiền mà kết quả chưa chắc đã hài lòng.

Kiểu như: Bạn thêm tiền mua bộ phát wifi này mạnh hơn, xuyên 3-4 bức tường tốt hơn này....thì trong nhiều trường hợp, không nên nghe theo, mà hãy mua thêm 1 repeater hay 1 bộ phát wifi nữa sẽ tốt và ổn định hơn nhiều.
Còn trong một số ít trường hợp, may ra là bộ phát wifi được quảng cáo là mạnh hơn này sẽ giúp bạn có sóng wifi, nhưng tốc độ không ổn định, hoặc dễ mất kết nối. Nhất là wifi là quá trình truyền 2 chiều, không phải chỉ bộ phát mạnh, mà thiết bị thu cũng cần tương xứng nữa :D

9. Số lượng ăng-ten hay độ dài của ăng-ten, gần như chẳng có ý nghĩa gì nhiều :D đây cũng là cái bất ngờ khi kiểm nghiệm thực tế giữa wifi Xiaomi Wifi Nano với 2 ăng-ten ngắn củn, với Xiaomi Wifi Router 3 với 4 ăng-ten dài ngoằng :D

Ra ngoài cửa hàng, mà ham hố mấy loại 4 râu, 8 râu, coi chừng mua phải hàng dởm :D mấy cái râu này rẻ rề, chính vì thế, nhiều bộ phát wifi 3-4 râu dài ngoằng, lại rẻ hơn bộ phát wifi có 2 râu tới 4-5 lần là có lý do của nó cả đấy :D

10. Màu sắc của mỗi bộ phát wifi sẽ thay đổi sau mỗi lần kiểm nghiệm thực tế.


Các thiết bị được để thẳng hàng và gần nhau :D

So_sanh_Wifi.jpg (1280×344)


Kết quả kiểm nghiệm thực tế các bộ phát wifi sau 2 bức tường:

Review_wifi_sau_2_buc_tuong.jpg (1067×763)

Ghí chú:
Màu cam nhạt: Open-Mesh OM2P-HS
Màu vàng: UniFi AP AC Lite ở tần số 2.4GHz
Màu đỏ dưới cùng: UniFi AP AC Lite ở tần số 5GHz
Màu tím: Totolink EX200
Màu hồng: Tenda N300
Màu đỏ phía trên: TPLink TL-WR740N
Màu xanh lơ: Xiaomi Wifi Router 3 loại 4 râu ở tần số 2.4GHz
Màu trắng: Xiaomi Wifi Router 3 loại 4 râu ở tần số 5GHz
Màu xanh lá cây: Xiaomi Wifi Nano

Nhận xét:

Bộ phát sóng wifi xuyên 2 bức tường tốt nhất: Xiaomi Wifi Nano. Chính mình cũng bất ngờ về điều này, khi mà Xiaomi Wifi Nano dù ăng-ten chỉ có 2 cái ngắn củn, mà còn vượt mặt Xiaomi Wifi Router Gen 3 với 4 ăng-ten dài ngoằng, dù giá rẻ hơn 2 lần :rolleyes:

Bộ phát wifi mạnh nhất ở tần số 5GHz xuyên 2 bức tường: Kết quả hòa :D soi kỹ thì khá tương đồng giữa bộ phát Xiaomi và UniFi, nếu có, thì Xiaomi có lợi thế ở ăng-ten ngoài.

Bộ phát wifi xuyên 2 bức tường ở mức trung bình: Totolink EX200, UniFi AP AC Lite ở tần số 2.4GHz, Xiaomi Wifi Router 3 loại 4 râu ở tần số 2.4GHz

Bộ phát wifi xuyên 2 bức tường kém nhất: TPLink TL-WR740N, Tenda N300, Open-Mesh OM2P-HS



Kết quả kiểm nghiệm thực tế các bộ phát wifi sau 3 bức tường:

Wifi_xuyen_3_buc_tuong.jpg (858×829)

Ghí chú:
Màu cam đậm: Open-Mesh OM2P-HS
Màu vàng: UniFi AP AC Lite ở tần số 2.4GHz
Màu xanh lơ nhạt tối màu phía dưới: UniFi AP AC Lite ở tần số 5GHz
Màu tím: Totolink EX200
Màu cam nhạt giống màu gạch: Tenda N300
Màu đỏ: TPLink TL-WR740N
Màu xanh lơ đậm phía trên: Xiaomi Wifi Router 3 loại 4 râu ở tần số 2.4GHz
Màu hồng: Xiaomi Wifi Router 3 loại 4 râu ở tần số 5GHz
Màu xanh lá cây: Xiaomi Wifi Nano

Nhận xét:

Bộ phát sóng wifi xuyên 3 bức tường tốt nhất: Không có, kết quả khá tương đồng.

Bộ phát wifi mạnh nhất ở tần số 5GHz xuyên 3 bức tường: UniFi AP AC Lite ở tần số 5GHz :D dù không có ăng-ten ngoài, nhưng UniFi vẫn hơn Xiaomi Wifi Router 3 ở tần số 5GHz :D

Bộ phát wifi xuyên 3 bức tường tốt nhất: Đồng hạng gồm UniFi AP AC Lite ở tần số 2.4GHz, Totolink EX200, Xiaomi Wifi Router 3 loại 4 râu ở tần số 2.4GHz, Open-Mesh OM2P-HS, và Xiaomi Wifi Nano

Bộ phát wifi xuyên 3 bức tường kém nhất: TPLink TL-WR740N, Tenda N300,

Độ ổn định của bộ phát wifi, tức là mức độ phát sóng liên tục, tốc độ không bị tụt đột ngột:
Các hình dưới, là kết quả kiểm nghiệm thực tế khi ở ngay sát bộ phát wifi, ở cách 1 bức tường, 2 bước tường và ở khoảng cách 3 bức tường:

Do_on_dinh_Wifi_1.jpg (862×828)


Do_on_dinh_Wifi_2.jpg (853×823)

Do_on_dinh_Wifi_3.jpg (286×887)

Do_on_dinh_Wifi_4.jpg (417×897)


Nhận xét:

Bộ phát có tốc độ wifi ổn định nhất: Xiaomi Wifi Nano, TPLink TL-WR740N, Tenda N300, và Xiaomi Wifi Router 3 loại 4 râu ở tần số 2.4GHz

Độ ổn định của bộ phát wifi ở tần số 5GHz: cả 2 bộ phát UniFi AP AC Lite ở tần số 5GHz và Xiaomi Wifi Router 3 loại 4 râu ở tần số 5GHz đều bị tình trạng lâu lâu tốc độ tụt đột ngột :rolleyes:

Độ ổn định của bộ phát wifi ở tần số 2.4GHz: cả 3 bộ phát wifi như Totolink EX200, UniFi AP AC Lite ở tần số 2.4GHz, Open-Mesh OM2P-HS đều bị tình trạng lâu lâu tốc độ tụt đột ngột :D


Kiểm nghiệm thực tế khi ở ngay sát bộ phát Wifi:

Ngay_gan_Wifi.jpg (1023×511) 

Kiểm nghiệm thực tế khi xuyên qua 1 bức tường:

Do_on_dinh_Wifi_5.jpg (1067×598)

Nhận xét: 

Ở tần số 5GHz, nhìn màu trắng và màu xanh đậm của UniFi và Xiaomi, thi chỉ cần xuyên qua 1 bức tường, mức độ suy giảm của sóng wifi đã rất đáng kể rồi.

Bộ phát wifi ở tần số 2.4GHz giảm mạnh nhất khi qua 1 bức tường: Tenda N300 và TPLink TL-WR740N
Tạm kết luân:

Bộ phát wifi gây bất ngờ nhất: Xiaomi Wifi Nano

Bộ phát wifi gây thất vọng nhất, UniFi AP AC Lite và Open-Mesh OM2P-HS giá toàn 2-5-3.5 triệu, đắt hơn các bộ phát wifi khác cả 10 lần, mà kết quả khá là không tương xứng với giá tiền. Tất nhiên, độ mạnh yếu của sóng wifi và độ ổn định không phải là tất cả khi mua bộ phát wifi :D

Nói thêm là UniFi AP AC Lite và Open-Mesh OM2P-HS có những tính năng rất hay trong một số trường hợp mà các bộ phát wifi khác không có. Và đôi khi chỉ cần 1 tính năng thôi, cũng đủ để người ta bỏ tiền triệu rồi. Đôi khi, tính năng này bạn không cần cần, và không bao giờ dùng tới, lại rất quan trọng với người khác :D

Bộ phát wifi không được như kỳ vọng nhất: Xiaomi Wifi Router 3 loại 4 râu.:rolleyes:

Còn lại, các bộ phát wifi khác, giá rẻ, thì nó chỉ làm được đến thế thôi :D không tốt nhất về tịnh năng, nhưng giá rẻ nhất cũng là 1 lợi thế rất lớn rồi :D